Hướng dẫn khởi kiện vụ án ly hôn

Điều 28. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

  1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn.
  2. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
  3. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
  4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.
  5. Tranh chấp về cấp dưỡng.
  6. Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
  7. Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật.
  8. Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Điều 29. Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

  1. Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.
  2. Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.
  3. Yêu cầu công nhận thỏa thuận của cha, mẹ về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn hoặc công nhận việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
  4. Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn.
  5. Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.
  6. Yêu cầu liên quan đến việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.
  7. Yêu cầu công nhận thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài
    sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án.
  8. Yêu cầu tuyên bố vô hiệu thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.
  9. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
  10. Yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
  11. Các yêu cầu khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Điều 70. Quyền, nghĩa vụ của đương sự

Đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền, nghĩa vụ sau đây:

  1. Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa;
  2. Nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật;
  3. Cung cấp đầy đủ, chính xác địa chỉ nơi cư trú, trụ sở của mình; trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc nếu có thay đổi địa chỉ nơi cư trú, trụ sở thì phải thông báo kịp thời cho đương sự khác và Tòa án;
  4. Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật này;
  5. Cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
  6. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình;
  7. Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ; đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, quyết định việc định giá tài sản;
  8. Được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này;
  9. Có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ, trừ tài liệu, chứng cứ mà đương sự khác đã có, tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.

Trường hợp vì lý do chính đáng không thể sao chụp, gửi đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ thì họ có quyền yêu cầu Tòa án hỗ trợ;

  1. Đề nghị Tòa án quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  2. Tự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; tham gia hòa giải do Tòa án tiến hành;
  3. Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
  4. Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
  5. Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này;
  6. Tham gia phiên tòa, phiên họp theo quy định của Bộ luật này;
  7. Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành quyết định của Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc;
  8. Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng;
  9. Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này;
  10. Đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc với người làm chứng;
  11. Tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng;
  12. Được cấp trích lục bản án, bản án, quyết định của Tòa án;
  13. Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Bộ luật này;
  14. Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
  15. Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
  16. Sử dụng quyền của đương sự một cách thiện chí, không được lạm dụng để gây cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án, đương sự khác; trường hợp không thực hiện nghĩa vụ thì phải chịu hậu quả do Bộ luật này quy định;
  17. Quyền, nghĩa vụ khác mà pháp luật có quy định

MẪU ĐƠN KHỞI KIỆN VỀ VIỆC LY HÔN (Mẫu này chỉ có tính chất tham khảo)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

ĐƠN KHỞI KIỆN

(Về việc: Ly hôn)

Kính gửi:    TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN TIÊN PHƯỚC

Người khởi kiện: ……………………………………………..năm sinh  ………………………………….

CMND (Hộ chiếu) số: ……………………………………ngày và nơi cấp

Hiện cư trú: (ghi rõ địa chỉ liên lạc) ……………………………………………………………………………………………..                                     

Số điện thoại, Email liên lạc ( Nếu có)………………………………………

Người bị kiện: ………………………………………………….năm sinh…………………….

CMND (Hộ chiếu) số:……………………………………… ngày và nơi cấp ……………………………….

Hiện cư trú: (ghi rõ địa chỉ liên lạc) …………………………………………………………………………………………                                           

Số điện thoại, Email liên lạc ( Nếu có)

* Nội dung khởi kiện ly hôn:

Trình bày quá trình xác lập hôn nhân: Ghi việc xác lập hôn nhân có tự nguyện hay không? Có ai cưỡng ép hoặc lừa dối hay không? Ghi việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại đâu, ghi ngày tháng năm và nơi cấp giấy chứng nhận kết hôn. Trường hợp không có giấy chứng nhận kết hôn thì ghi rõ thời gian chung sống như vợ chồng.

– Trình bày quá trình chung sống của vợ chồng và mâu thuẫn vợ chồng, lý do yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn, nếu không còn chung sống thì ghi rõ thời gian không còn chung sống, liên lạc … Nêu rõ yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn.

* Về con chung:

– Nếu có con chung thì ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh của từng người con và nêu yêu cầu về việc nuôi con và mức đóng góp phí tổn ( mức cấp dưỡng) nuôi con.( Ghi yêu cầu bằng số tiền cụ thể/ 01 tháng/số lượng người con chung, nếu yêu cầu cấp dưỡng một lần thì ghi rõ yêu cầu)

– Nếu không có con chung thì ghi rõ là không có.

* Về tài sản chung:

          – Nếu là tài sản Nhà nước không bắt buộc đăng ký quyền sở hữu thì ghi: Loại tài sản gì, chủng loại gì, nhãn hiệu gì, thời điểm xác lập, năm sử dụng, hiện trạng sử dụng, ai quản lý, sử dụng….. Ước lượng giá trị tài sản tranh chấp. Nêu yêu cầu về việc phân chia tài sản.

– Nếu là bất động sản thì ghi:  Ai đứng tên sở hữu, loại tài sản gì, ở đâu, ai là người trực tiếp quản lý sử dụng, thời điểm xác lập, năm sử dụng…. Uớc lượng giá trị tài sản tranh chấp. Nêu yêu cầu về việc phân chia tài sản.

– Nếu không có tài sản chung thì ghi rõ: Không có.

* Về nợ chung:

Nếu có nợ chung thì ghi rõ là nợ cá nhân hay tổ chức nào, địa chỉ liên lạc cụ thể của chủ nợ, số tài sản nợ là bao nhiêu, thời hạn trả nợ là khi nào. Yêu cầu Tòa án giải quyết về khoản nợ chung như thế nào?

, Ngày            tháng          năm

Người khởi kiện

(Ký tên – Ghi rõ họ và tên, hoặc điểm chỉ)

X